Tuesday, 27 January 2015

Lỗi: The Microsoft.Jet.OLEDB.4.0 provider is not registered on the local machine xuất hiện khi chúng ta viết các ứng dụng trên web nhưng hệ thống server cấu hình không đúng. Các được xây dựng trên win 64bits nhưng lại chạy trên hệ thống 32bits.
*Cách khắc phục:
1. Đối với Winform:
- Tiến hành convert các projects của mình từ 64bits sang 32bit:
Click chuột phải vào project chọn properties
Trong tab Build chọn platform target là x84
Sau đó save lại là được.
2. Đối với Web application:
Mở IIS lên, vào trong Application pools -> chọn Application pools muốn chỉnh sửa -> Advanced Settings
Enable 32-bit applications: chọn True
Sau đó tiến hành restart IIS và chạy lại ứng dụng.
3. Thiếu phần cài đặt hỗ trợ:
Có thể hệ thống thiếu phần cài đặt hỗ trợ của MS Office, các bạn search trên internet và tải về cài bản cho phù hợp.
Chúc các bạn thành công!

Monday, 12 January 2015

Platform là nền của Android, các phiên bản android khác nhau sẽ có hỗ trợ các Platform khác nhau, dựa vào đó chúng ta tiến hành cài đặt các Platform cho Eclipse để có thể lập trình các ứng dụng trên Android.
*Các bước cài đặt:
1. Mở eclipse với quyền administrator
2. Click chọn SDK Manager
3. Click chọn cài đặt các Platform với các phiện bản mà mình muốn
4. Click chọn install packages
5. Click Accept License -> Install
6. Đợi một lúc để ứng dụng tải các Platform về máy, máy sẽ thông báo Done khi hoàn thành
Khi hoàn thành quá trình cài đặt Platform chúng ta tiến hành tạo ứng dụng Android với phiên bản Platform mà mình mong muốn.
Chúc các bạn thành công!
Trong quá trình chúng ta chạy Eclipse để lập trình cho Android, chúng ta thao tác mở SDK Manager để thêm hoặc chỉnh sửa các platform thì xuất hiện lỗi không mở SDK Manager lên được và xuất hiện thông báo lỗi SDK Manager : Access is denied.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do quyền truy cập của bạn không đủ để có thể thực hiện thao tác này.
*Cách khắc phục:
Click chuột phải vào Eclipse -> Chọn Run as administrator, sau đó vào kiểm tra xem đã được chưa.

Chúc các bạn thành công!

Thursday, 8 January 2015

Khi các bạn tạo một bài viết mới và khi xuất bản bài viết đó trên blogspot thì hệ thống của blogspot sẽ lưu lại ngày giờ đăng bài của bạn. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách hiển thị thời gian đăng bài, chỉnh sửa định dạng của nó.
* Cách đưa ngày giờ đăng vào bài:
- Các bạn vào phần chỉnh sửa template của blog.

- Các bạn chèn đoạn code sau vào vị trí mà bạn muốn nó hiển thị:
cskt.net
<data:post.timestamp/>
* Cách chỉnh sửa định dạng hiển thị:
Vào mục cài đặt - > Ngôn ngữ và định dạng -> Định dạng dấu thời gian -> Lưu cài đặt
* Kết quả hiển thị:

Wednesday, 7 January 2015

GoForFiles là dạng phần mềm độc hại, hiển thị các quảng cáo trên web theo quan tâm và các từ khóa tìm kiếm của bạn. Các bạn đã cố vào trình Control Panel để gở bỏ nhưng không thành công và bạn luôn gặp phiền phức mỗi khi lướt web, thấy nặng máy khi khởi động.
Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp các bạn "trị" cái này:
* Cách 1: thao tác bằng tay
- Mở task manager lên và dò xem trong tab process các process nào có tên lạ và bạn không biết chúng là ai thì click chuột phải chọn Open file locaiton sẽ dẫn đến nơi chứa process này và xóa nó đi.
- Sau đó click end process các process lạ.
- Tiếp theo bạn vào control panel chọn mục network and internet -> click chọn internet options -> click reset để các trình duyệt web của bạn trở về mặc định.
- Vào Run (sử dụng tổ hợp phím Window + R để mở) -> gỏ lệnh msconfig -> chọn tab Startup: xem trong Startup Item có cái nào mà bạn không biết thì bỏ check -> click ok
Với các thao tác trên có thể giúp bạn chặn GoForFiles bằng tay.
*Cách 2: sử dụng phần mềm
Sử dụng các phần mềm diệt virus quét ổ C như vậy các bạn sẽ mất công can thiệp bằng tay, phần mềm sẽ làm tự động.
*Cách 3: phòng ngừa từ xa
Khi các bạn cài 1 ứng dụng nào đó trên mạng thì thường sẽ kèm theo các code, mã độc đi theo nên các bạn chú ý khi cài thì hãy để ý các options của nó, các plugins đi kèm, xem cái nào mình không quen thì bỏ chọn không cài.
Chúc các bạn thành công!
Sau khi chúng ta đã tạo database, tạo các bảng dữ liệu thì việc thực hiện các thao tác trên các bảng dữ liệu là vấn đề được đặt ra ở đây.

Việc thêm, xóa, sửa, cập nhật dữ liệu trong bảng thì các bạn có thể thao tác trực tiếp bằng giao diện SQL Studio Manager nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là khi chúng ta viết ứng dụng thì người dùng sẽ thực hiện các việc này thông qua ứng dụng của chúng ta còn các thao tác thêm, xóa, sửa sẽ được tạo thành các thủ tục lưu trữ để chương trình ứng dụng gọi đến.
*Cấu trúc thủ tục thêm:
cskt.net
Create proc [Tên_thủ_tục]
(@Tên_cột [kiểu_dữ_liệu], ...)
as
begin
insert into [Tên_Bảng]
(Tên_cột , ...) values (@Tên_cột ,...)
end

*Cấu trúc thủ tục xóa:
cskt.net
Create proc [Tên_thủ_tục]
(@Tên_cột [kiểu_dữ_liệu])
as
begin
delete [Tên_Bảng]
where Tên_cột = @Tên_cột
end

*Cấu trúc thủ tục cập nhật dữ liệu:
cskt.net
Create proc [Tên_thủ_tục]
(@Tên_cột [kiểu_dữ_liệu], ...)
as
begin
update [Tên_Bảng]
set Tên_cột = @Tên_cột
where Tên_cột = @Tên_cột
end

Video hướng dẫn chi tiết:

Tải code demo: